Thế rồi ngày tôi chào đời cũng đến, đây là lần đầu tiên bà “làm phiền” đến nhiều người thế. Từ ông bà ngoại, mấy đứa em họ thân thiết và vài người hàng xóm xung quanh. Đôi khi tôi vẫn thấy thật may mắn làm sao khi vào thời khắc đơn độc nhất của người phụ nữ, vẫn có những người thân ở bên cạnh bà như vậy…
Mẹ tôi dù là thiên kim tiểu thư nhưng chẳng biết vì sao mà chăm sóc con cái khéo léo lắm. Tôi lớn lên như củ khoai củ sắn, cứ vứt ở đâu cũng béo tốt mập mạp được. Có vài bận, người ta trách móc “bố của con bé” thì bà ngay lập tức nghiêm mặt không muốn ai nói xấu gì người đàn ông ấy.
Tôi cũng lớn hơn một chút, đôi ba lần nghe người ta nói “bố mày đâu” cũng tủi thân rất nhiều. Thế nhưng mỗi lần nhìn thấy mẹ, những tủi hờn đó bỗng bay đi đâu hết sạch. Có lẽ mẹ tôi đã rất thành công trong việc dạy cô con gái các đương đầu với khó khăn cuộc đời từ những điều nhỏ nhặt nhất.
Thời gian trôi qua nhanh lắm, năm tôi ba tuổi thì cuộc sống của hai mẹ con cũng đã ổn định nhiều rồi. Căn nhà mẹ con tôi ở tuy vẫn còn tồi tàn nhưng cũng đã dần dần được mẹ mua sắm đầy đủ chẳng thiếu thứ gì. Mẹ tôi ban ngày đi làm và gửi tôi sang nhà bà Hương hàng xóm trông hộ. Bữa đó mẹ về muộn hơn chút xíu, vừa mở cửa vào nhà tôi liền lon ton chạy ra cho gà ăn là phụ mà nghịch ngợm là chính.
Một mình tôi ngồi trước sân nhà nghịch đất nghịch cát đợi mẹ nấu cơm. Trong miệng còn bi bô hát thì bỗng thấy một người đàn ông cao lớn đứng trước cửa nhà. Ông ấy cứ nhìn chằm chằm vào tôi khiến tôi không thể không chú ý đến ánh mắt đó.
- Bác gặp mẹ Trinh cháu ạ? Mẹ cháu đang nấu cơm, bác đợi một chút.
Tôi vừa nói dứt lời thì người đàn ông lạ mặt đó bỗng ôm chặt tôi vào lòng. Nhớ lời người lớn dạy, tôi nghĩ đây chắc là bắt cóc trẻ con rồi, thế là bắt đầu đấm đá vào người đó và vừa khóc vừa bù lu bù loa lên gọi mẹ.
- Mẹ ơi cứu con! Ông này bắt cóc con!
Mẹ tôi hốt hoảng chạy từ dưới gian bếp lên. Nhìn thấy mẹ tôi lại càng giãy đạp nhiều hơn, khóc cũng lớn tiếng hơn rất nhiều.
Ấy vậy mà mẹ lại đứng yên một chỗ chứ không hề chạy đến cứu tôi. Tôi ngơ ngác nhìn mẹ và phát hiện ra dường như bà đang khóc. Gương mặt bà ửng đỏ, đôi mắt loè nhoè nước.
Phải cho đến khi người đàn ông kia nói rằng “Anh về rồi đây, hai mẹ con”thì bà mới bật khóc nức nở thành tiếng. Tôi lần đầu trong đời thấy mẹ khóc cũng oà lên khóc theo. Ký ức của tôi dừng lại ở hình ảnh người đàn ông lạ mặt đó ôm cả mẹ và tôi đang nước mắt đầy mặt vào lòng…
Mãi về sau tôi mới biết “kẻ bắt cóc trẻ em đó” chính là bố của mình! Chuyện tình cảm của hai người rốt cuộc ra sao thì đến bây giờ vẫn luôn là điều bí mật của hai người. Thật ra có đôi khi tôi cũng tò mò, thế nhưng dù thế nào thì cả bố cả mẹ đều kiên quyết không nói.
Thế nhưng tôi chưa bao giờ thấy mẹ trách móc bố vì sao không xuất hiện suốt 5 năm trời, để một mình bà phải đương đầu với quá nhiều khó khăn. Và quan trọng là đến tận bây giờ, bố mẹ tôi vẫn vô cùng hạnh phúc. Chẳng phải như vậy là quá đủ rồi hay sao? Những bí mật của họ, có lẽ hãy cứ để cho họ cất kín trong lòng.
Theo Phụ nữ Việt Nam
Tới dự buổi lễ có sự có mặt của các quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Việt Nam,các đại biểu Quốc hội, đại diện ngoại giao các nước, các tổ chức quốc tế, giớibáo chí và những người Việt Nam từng học tại Azerbaijan.
Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Azerbaijan Anar Imanov nhấn mạnh mối quan hệlịch sử giữa hai nước và chia sẻ về những viễn cảnh hợp tác song phương trongtương lai.
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn phát biểu, Việt Nam vàAzerbaijan có mối quan hệ truyền thống và hợp tác phát triển.
Ông Bùi Thanh Sơn còn đánh giá cao sự kiện: "Bước tiếp cận lịch sử đi đến mốiquan hệ bằng hữu giữa hai dân tộc Việt Nam và Azerbaijan"do đại sứ quánAzerbaijan tổ chức nhằm kỷ niệm 30 năm chuyến thăm của anh hùng dân tộc AzerbaijanHeydar Aliyev tới Việt Nam. Thứ trưởng Sơn cho biết, ngày 23/7/2959, Chủ tịch HồChí Minh đã có chuyến thăm tới Azerbaijan.
PV
" alt=""/>Azerbaijan mở sứ quán tại Hà NộiTIN BÀI KHÁC:
Obama chờ quyết định từ quốc hội về vấn đề Syria" alt=""/>Ngắm những lá quốc kỳ từ đặc sản các nước